Danh mục

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

THÔNG TIN VỀ BUỔI SINH HOẠT, KHEN THƯỞNG CHO HỌC SINH XUẤT SẮC, TIẾN BỘ TRONG THÁNG 10- NĂM HỌC 2015- 2016


Hôm qua, ngày 31 tháng 10 năm 2015. Theo kế hoach của Ban ngoài giờ lên lớp, được sự cho phép của Ban giám hiệu Nhà trường, tập thể chi đội Hoàng Văn Thụ- lớp 6/2 đã tổ chức buổi sinh hoạt, khen thưởng cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc và học sinh có tiến bộ trong tháng 10. Về dự buổi sinh hoạt có bác Trần Anh Việt- trưởng ban đại diện CMHS lớp, cùng các cô trong ban diện CMHS. Trong buổi sinh hoạt, ban đại diện CMHS đã khen thưởng cho 2 bạn có kết quả học tập xuất sắc nhất lớp và 2 bạn tiến bộ trong học tập và rèn luyện trong thời gian qua, đồng thời cũng dặn dò các em phải nổ lực cố gắng học tập hơn nữa trong thời gian đến. Danh sách học sinh xuất sắc và tiến bộ tháng 10- năm học 2015- 2016: 1. Nguyễn Vịnh Nghi- Xuất sắc - tổng điểm 605. 2. Bùi Quỳnh Giao- Xuất sắc - tổng điểm 603. 3. Nguyễn Quốc Huy- Tiến bộ 4. Nguyễn Tấn Vinh- Tiến bộ
Bác Trưởng ban DDCMHS trao giấy khen và phần thưởng cho các bạn 
 Không chỉ có bốn bạn được bảng danh dự vui vẻ mà cả lớp bạn nào cũng rất hào hứng, vui vẻ và ai cũng nhận thức được bản thân càng cần nổ lực hơn nữa để đạt được thành tích tốt trong thời gian đến.

KẾ HOẠCH TUẦN 11


- Thứ 2: Học bình thường vào lớp lúc 12h30. 
- Thứ 3:Học bình thường theo TKB. Tiếp tục vận động ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Diooxin,
nhân đạo, Nam Trà My.
- Thứ 4: Học bình thường, tiếp tục ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, nhân đạo, Nam Trà My.
7h đến 8h50 các em trong
đội tuyển Toán, Văn Anh học bồi dưỡng theo lịch của nhà trường tại các phòng 17,18,19.
- Thứ 5: 15h các em Yến Quỳnh, Thanh Bình tập huấn múa hát tập thể
- Thứ 6: Học bình thường theo TKB. 7h đến 8h50 các em trong đội tuyển Toán, Văn Anh học
bồi dưỡng theo lịch.
- Thứ 7: Học bình thường. Tổng kết ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, nhân đạo, Nam Trà My


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

ĐẠI HỘI CHI ĐỘI CỦA CHI ĐỘI HOÀNG VĂN THỤ- LỚP 6/2

            Ngày 19.9.2015 vừa qua, chi đội Hoàng Văn Thụ, lớp 7/2 vừa tổ chức đại hội chi đội để đề cử ban chỉ huy chi đội giúp lớp hoàn thành các công việc của năm học mới.
          Mở đầu đại hội như thường lệ vẫn là tiết mục văn nghệ do ban văn nghệ lớp thực hiện. Tiếp đó là Ban chủ trì đại hội lên tiếp quản chương trình. Bạn Vịnh Nghi điều khiển đại hội, ban Quang Khải thông qua Dự thảo chương trình năm học mới 2016- 2017. Chương trình đại hội càng sôi nổi trong phần thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu về học lực và hạnh kiểm của lớp cùng với đó là những đề xuất về biện pháp để lớp hoàn thành mục tiêu đặt ra. Ban  chỉ huy chi đội của lớp ra mắt với sự nhất trí của tập thể.

Ban chỉ huy chi đội mới ra mắt

Chương trình đại hội chị đội Hoàng Văn Thụ- lớp 6/2 đã thành công tốt đẹp. Hy vọng với sự dẫn dắt của cô chủ nhiệm phụ trách chi đội, Ban chỉ huy chi đội lớp sẽ đạt kết quả tốt trong năm học này.

Sơ đồ lớp học


Tiểu sử đồng chí Hoàng Văn Thụ


Tiểu sử
Hoàng Văn Thụ là người dân tộc Tày, sinh năm 1906 tại xóm Lạc Phạn, xã Nhân Lý (nay là xã Hoàng Văn Thụ), châu Điềm He, huyện Văn Uyên (nay là huyện Văn Lãng) tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Thoát ly theo cách mạng
Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hoàng Văn Thụ đã được học cả chữ Hán và chữ quốc ngữ từ nhỏ. Năm 14 tuổi (1920), sau học đậu sơ học yếu lược[2] ông ra thị xã Lạng Sơn học tiếp.
Tại đây, Hoàng Văn Thụ đã gặp và kết bạn với Hoàng Đình Dong (Roong, Gioong) và Lương Văn Chi, những người trở thành bạn hoạt động cách mạng của ông sau này.
Năm 1926, sau lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh, ông đã cùng Lương Văn Chi thành lập nhóm thanh niên yêu nước ở Lạng Sơn. Cuối năm 1927, ông cùng Lương Văn Chi sang Bản Đáy (Quảng Tây, Trung Quốc) là nơi Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đang tổ chức các lớp huấn luyện chính trị. Nhưng khi ông vừa tới nơi thì bị đặc vụ vây bắt. Ông chạy thoát về Long châu, trải qua nhiều khó khăn gian khổ để kiếm sống và hoạt động, có lần phải đóng làm người "bán thuốc cao" và thậm chí phải đi xin ăn, nhưng ông vẫn không nản chí.
Gây dựng cơ sở trong nước từ nước ngoài
Năm 1930, ông được người quen giới thiệu vào học thợ và làm việc tại xưởng cơ khí Nam Hưng, một xí nghiệp do một số nhà cách mạng Việt Nam lập ra, làm cơ sở liên lạc, nơi hội họp đồng thời là cơ sở hoạt động kinh tế để lấy kinh phí hoạt động. Tại đây Chi bộ Đông Dương cộng sản đảng gồm ba người: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Roong và Hoàng Vĩnh Tuy đã được thành lập, Hoàng Đình Roong làm bí thư chi bộ. Từ chi bộ ba người đã trở thành Ban liên tỉnh uỷ Cao - Lạng (Cao Bằng - Lạng Sơn). Hoàng Văn Thụ được phân công phụ trách Lạng Sơn. Ông rời xưởng Nam Hưng về Long Châu, gây dựng cơ sở ở Lũng Nghìu làm nơi liên lạc với những người cách mạng ở Việt Nam.
Năm 1930, ông gây dựng được 3 tổ quần chúng tại các xóm Ma Mèo, Tà Lài (huyện Văn Uyên), tới năm 1931 mở rộng ra các địa phương Khơ Đa, Na Sầm, Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Thất Khê và tới năm 1932 mở rộng tới xã Nhân Lý quê ông. Khi vận động được người nào, ông thường tập hợp tại hang Áng Cúm (gần Lũng Nghìu) để huấn luyện rồi giao nhiệm vụ trở về phát triển tổ chức trong nước.
Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, năm 1932, Lê Hồng Phong về nước hoạt động. Về tới Long châu, Lê Hồng Phong bắt liên lạc với Ban liên lạc tỉnh uỷ Cao - Lạng và đã gặp ông. Ông được Lê Hồng Phong giúp đỡ học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và làm trợ bút cho tờ báo Châu Giang để học thêm tiếng Hán. Nhờ vốn tiếng Hán, ông đã tiếp cận với nhiều trước tác của Mao Trạch Đông. Từ khi Ban chỉ huy hải ngoại thành lập, ông trở thành người giúp việc tích cực của ban này và chắp nối với các cơ sở trong nước.
Cuối năm 1934, Hoàng Văn Thụ cùng các đảng viên trong Ban liên tỉnh uỷ lâm thời họp và được đề cử đại biểu đi dự đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1935, sau khi dự đại hội, ông được cử về nước hoạt động.
Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ
Hoàng Văn Thụ trở về Việt Bắc làm chủ bút báo "Tranh đấu" ở miền thượng du. Sau đó ông gây dựng cơ sở đảng ở Vũ Nhai, Bắc Sơn. Chi bộ ghép được thành lập, trong đó có Chu Văn Tấn và Nông Văn Cún là những người chỉ huy khởi nghĩa Bắc Sơn sau này.
Thời kỳ 1936-1939, thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, còn gọi là thời kỳ Bình dân, sau một thời gian sang Trung Quốc để in văn kiện đại hội Đảng gửi về nước, tháng 2 năm 1937, ông về Cao Bằng lãnh đạo phong trào bình dân và viết báo Lao động. Sau đó, vì bị người Pháp theo dõi gắt gao, ông trốn sang Hương Cảng.
Giữa năm 1938, ông được Lê Hồng Phong giao nhiệm vụ về gặp Xứ uỷ Bắc Kỳ tại Hà Nội để truyền đạt chủ
trương thành lập Mặt trận Dân chủ chống phát xít ở Đông Dương. Sau đó Hoàng Văn Thụ được bầu vào Ban thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ, cùng với Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt, Bí thư Liên xứ uỷ Bắc Trung kỳ giai đoạn này là Hoàng Văn Nọn tức Hoàng Tú Hữu[3]. Sau đó ông lại được cử ra Hòn Gai, Uông Bí để củng cố cơ sở Đảng.
Đầu năm 1939, ông dự hội nghị Xứ uỷ mở rộng do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ triệu tập ở Vạn Phúc (Hà Đông) và được cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Thời gian hoạt động ở Hà Đông, cơ quan Xứ uỷ bị người Pháp theo dõi, khủng bố ráo riết. Để tránh bị lộ, ông thường xuyên phải cải trang và di chuyển, đi ở nhờ trong nhiều nhà dân và vận động được nhiều người tham gia, ủng hộ cách mạng. Nhiều người biết đến ông với những cái tên như "đồng chí Bảy", "anh Lý".
Ngoài công việc Xứ uỷ, ông còn được giao trực tiếp phụ trách Thành uỷ Hà Nội. Do bị nội phản, Thành uỷ luôn bị phá. Từ năm 1939 đến 1943, ông đã 10 lần khôi phục lại Thành uỷ Hà Nội.
Tháng 11 năm 1940, tại Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 7 diễn ra tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, ông cùng Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt được bầu là Uỷ viên thường vụ Trung ương Đảng, Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, thực dân Pháp ở Đông Dương tăng cường đàn áp. Hàng ngàn đảng viên đảng Cộng sản bị bắt giam. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương rút vào hoạt động bí mật, ông cùng Trường Chinh phải lặn lội đi nhiều tỉnh để chắp nối trong cảnh vô cùng thiếu thốn và gian khổ.
Phát xít Nhật đem quân tràn vào Đông Dương. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, dẫn đến việc thành lập Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy. Ông cùng Trường Chinh và Trần Đăng Ninh đã kịp thời lên Lạng Sơn chỉ đạo để Cứu quốc quân, lúc đó chưa đủ mạnh, rút vào bí mật, để bảo toàn lực lượng.
Đầu năm 1941, ông được cử sang Tịnh Tây (Trung Quốc) dự đại hội đoàn thể cách mạng Việt Nam để bàn việc thống nhất các lực lượng cách mạng trong và ngoài nước. Ông đã gặp Nguyễn Ái Quốc và nhận trách nhiệm cùng tỉnh uỷ Cao Bằng đón Nguyễn Ái Quốc về nước.
Sau đó ông nhận lệnh của Trường Chinh sang Quảng Tây đón Nguyễn Ái Quốc, nhưng chuyến đi đó chưa đón được. Tháng 4 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc từ Vân Nam qua Quảng Tây về Cao Bằng, ở tại hang Pắc Pó, nơi có dòng suối mà tiếng địa phương gọi là Khuổi Nậm. Hoàng Văn Thụ cùng Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Chu Văn Tấn từ Việt Nam sang Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) rồi đi vòng về Cao Bằng. Tại Pắc Bó, tháng 5 năm 1941, ông cùng đoàn đại biểu Xứ uỷ Bắc Kỳ dự hội nghị trung ương lần thứ VIII và được cử vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Đại hội thành lập Việt Nam cách mạng đồng minh (Việt Minh) đã cử ông vào Lâm thời Tổng bộ Việt Minh. Ông được phân công là Thường vụ trung ương phụ trách binh vận.
Mặt trận Việt Minh ra đời, phong trào chống Pháp-Nhật lên cao. Đảng Cộng sản Đông Dương một mặt xây dựng căn cứ ở Việt Bắc, mặt khác đẩy mạnh phong trào ở các tỉnh. Ban Thường vụ đặt cơ quan bí mật ngay tại quận 5 Hà Nội. Hoàng Văn Thụ thường cùng ở với Tổng bí thư Trường Chinh. Ông tích cực hoạt động binh vận (vận động binh lính địch) ở Hà Nội. Trong khi đang vận động các binh lính, do bị chỉ điểm, ông bị bắt tháng 8 năm 1943 tại ngõ Nam Diệm khu Tám Mái.
Trong lao ngục
Trong nhà lao thực dân Pháp, ông truyền thụ nhiều lý luận cách mạng và nêu cao tinh thần bất khuất cho các đồng đội trong ngục. Ông mở cuộc tranh luận với các thủ lĩnh Đảng Đại Việt làm họ thấy chủ trương đúng đắn của Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp-Nhật do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Ông tranh thủ cảm hoá các giám ngục, binh lính trông tù, nhiều người trong tù rất kính phục ông.
Hoàng Văn Thụ bị nhiều trận tra tấn rất nặng. Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông bị hơn 20 trận tra tấn, nhiều trận kéo dài từ 9 giờ đêm tới 3 giờ sáng. Tuy nhiên, thực dân Pháp không thể khuất phục được ông. Trong thời gian chịu đòn tra tấn, ông vẫn ôn tồn thuyết phục, tuyên truyền cho sự hợp tác giữa những người Pháp và ngưòi Đông Dương trong việc chống lại phát xít Nhật.
Tháng 1 năm 1944, ông bị kết án tử hình.
Ra pháp Trường
Sáng ngày 24 tháng 5 năm 1944, thực dân Pháp mang ông ra xử bắn. Ông ung dung ra pháp trường Tương Mai. Khi giám thị hỏi ông có cần bịt mắt hay không, ông trả lời không cần.
Quan toà hỏi ông có cần nói lời cuối cùng, ông nói:
"Trong cuộc đấu tranh sinh tử, giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng"
Cha cố hỏi ông có cần rửa tội hay không, ông đáp:
"Cảm ơn ông, tôi không có tội gì. Nếu yêu nước, cứu nước là có tội thì những người Pháp hiện giờ đang đấu tranh chống phát xít Đức bên nước ông đều là có tội cả. Ông hãy về hỏi xem họ có tội không?"
6 giờ sáng, ông bị đưa đi bắn. Năm đó ông 38 tuổi.
Nhắn bạn
Trước khi bị địch bắn, Hoàng Văn Thụ đã viết một bài thơ tuyệt mệnh gửi ra ngoài nhà tù cho các đồng chí của mình, mà có người cho rằng ông nhắn tới bà Hoàng Ngân, nằm ở sà lim cạnh phòng ông. Đó là bài thơ Nhắn bạn bất hủ:
Việc nước xưa nay có bại thành,
Miễn sao giữ được chọn thanh danh,
Phục thù, chí lớn không hề nản,
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành.
Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm,
Chí còn theo rõi buổi tung hoành.
Hỡi bạn gần xa đang chiến đấu,
Trước sau xin giữ tấm lòng thành!
Tưởng nhớ
Đời chiến đấu của Hoàng Văn Thụ không dài nhưng rất nhiều ý nghĩa. Trên bảng ghi công Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 có tên Hoàng Văn Thụ. Các thế hệ  Việt Nam luôn ghi nhớ tấm gương hy sinh và cuộc đời chiến đấu của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Hoàng Văn Thụ được truy tặng danh hiệu anh hùng, liệt sĩ. Phần mộ của ông tại Tương Mai, từ sau ngày giải phóng Thủ đô, 10-10-1954, được xây cất đẹp đẽ, sau đó được đưa về nghĩa trang Mai Dịch. Ở Tương Mai, nơi ông bị bắn cũng có một nấm mộ và một tượng đài trong tư thế hiên ngang trước quân thù, dũng cảm hy sinh vì tự do cho nhân dân, vì độc lập của Tổ quốc.
Xã Nhân Lý quê hương ông được đổi mang tên ông.


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Mô hình giáo dục ngoại khóa theo chủ đề rất có hiệu quả



  Sáng ngày 21-9, tại Trường THCS Lý Tự Trọng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam, nhà trường đã kết hợp với Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam và Công ty Tất Thắng.De.Cor đã tiến hành tổng kết và trao giải thưởng về hội thi “Ngợi ca, tìm hiểu lịch sử, chủ quyền đất nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”.
Phần trình diễn của các em trong chương trình thi hùng biện.
         Đây là hội thi do nhà trường phát động, Công ty Tất Thắng.De.Cor  thông qua Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam, Quảng Ngãi tài trợ toàn bộ chương trình. Hội thi với nhiều nội dung phong phú hấp dẫn cụ thể cho từng khối lớp. Như đối với khối lớp 6 là các chủ đề về bài hát phù họp với nội dung 1 trong 5 điều Bác dạy. Khổi lớp 7, hát về "Bác Hồ, Đảng Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), chủ quyền biển đảo." – Múa dân vũ. Khối lớp 8,9 thì các em thi về hùng biện những nội dung về chủ quyền đất nước, ngoài ra các em còn thi vẻ tranh tường và nhiều nội dung hấp dẫn, bổ ích khác.
         Thầy Nguyễn Tấn Sĩ, hiệu trưởng nhà trường cho biết, cuộc thi kéo dài từ ngày 17-8 đến nay, chủ yếu các em thể hiện ngay tại các buổi khai giảng. Trong phần tìm hiểu lịch sử, chủ quyền đất nước các em đã tranh tài hùng biện, minh họa bằng nhiều hình thức như Pano, khẩu hiệu, hình ảnh, múa minh họa,… tất cả do sự sáng tạo của lớp để làm rõ thêm chủ đề.
         Trong đó các chủ đề đã được các em thể hiện cụ thể là: Trình bày về sự kiện giàn khoan 981 xâm phạm chủ quyền VN; Trình bày về việc Philippin đang khởi kiện Trung Quốc; Đường lưỡi bò thể hiện mưu đồ gì của Trung Quốc?; Trung Quốc đã cải tạo, bồi lấp trên các đảo của Việt Nam như thế nào?; Giới thiệu luật biển Việt Nam liên hệ để thấy những sai trái của Trung Quốc; C.O.C là gì? Vì đâu mà đến nay C.O.C chưa ra đời ? Giới thiệu về phân định ranh giới VN - Campuchia và các sự kiện gần đây; Trình bày về cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979; Trình bày về cuộc chiến biên giới Tây – Nam; Sự gian dối, độc hại của một số hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc; Các cuộc xâm lược lớn của Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam, kết quả? Trung Quốc đang gây hấn với những nước láng giềng như thế nào? Giới thiệu các luật biển quốc tế, vạch trần vi phạm của Trung Quốc; Các ký kết về biên giới trên bộ, trên biển của Việt Nam và Trung Quốc,...
         “Mục đích của chúng tôi là nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lãnh tụ; ngợi ca Đảng CSVN, bồi dưỡng hiểu biết về truyền thống dân tộc, chủ quyền đất nước, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong học sinh; để kịp thời cho học sinh nắm bắt về diễn biến tình hình an ninh chủ quyền biên giới, những âm mưu của các thế lực thù địch nhằm nâng cao cảnh giác. Giáo dục ý thức thường trực bảo vệ chủ quyền đất nước, hiểu biết về lịch sử, truyền thống dân tộc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ trong học sinh. Qua hội thi phát hiện tài năng diễn xuất, các năng khiếu của các tập thể và cá nhân trong học sinh. Thật đáng mừng là các em đã rất ý thức và thực hiện rất hiệu quả. Chúng tôi chân thành cảm ơn Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam đã đồng hành, khích lệ thầy trò chúng tôi trong chương trình này”.
         Tại buổi trao giải nhà trường đã trao mỗi khối lớp 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba. Kết quả mỗi lớp được tính điểm thi đua trong năm học.
Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được:
Các em học sinh tham gia đông đủ tại buổi trao giải thưởng.
Thầy Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng nhà trường đánh giá về kết quả hội thi.
Giám đốc Công ty Tất Thắng.De.Cor trao giải tại cuộc thi.
Hiệu phó nhà trường thầy Nguyễn Tấn Bền trao giải thưởng cho các em.
Thầy Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng nhà trường trao giải thưởng cho các em.
Trao giải thưởng cho các em.
Tranh tường do các em học sinh thể hiện.
Phần trình diễn của các em trong chương trình thi hùng biện.
Nguồn: tamky.edu.vn

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

SINH HOẠT LỚP TUẦN 4


     -Về chuyên cần:
     +Tình trạng xếp hàng trước giờ vào lớp, sau giờ ra và giờ ra về chơi vẫn chưa thực hiện tốt, các bạn vẫn hay chen lấn, chưa nghiêm túc chấp hành quy định của ban cán sự lớp cũng như tổ trưởng. Cần khắc phục vào tuần sau.
      +Đa số các bạn đi học đúng giờ, tuy nhiên vẫn còn một số bạn hay đi học trễ
     -Về nề nếp, tác phong:
     +Hầu như cả lớp đều tuân thủ qui định về tác phong ăn mặc, giày dép, khăn quàng,..
     -Về học tập:
     + Tinh thần học tập của lớp trong những ngày đầu của năm học mới rất sôi nổi, đáng khen, các bạn chuẩn bị bài cũ ở nhà rất chu đáo, nên điểm kiểm tra miệng khá cao, điển hình như: bạn Quỳnh Giao, Vịnh Nghi. Hầu hết các bạn đều học bài, soạn bài đầy đủ, nhưng vẫn còn một số bạn chưa thuộc bài, chưa làm bài và vi phạm trong giờ học làm ảnh hưởng đến lớp.
   + Lớp giơ tay phát biểu bài khá sôi nổi, các bạn rất tích cực trong học tập, tập trung cao trong giờ học  và  phát biểu xây dựng bài sôi nổi như bạn Khải, nổi bật nhất là các bạn Nguyên, Nghi, Giao đã nhận được phần thưởng xuất sắc nhất của tuần 4 thật đáng khen. Tuy nhiên trong các giờ Anh, Địa không khí lớp học vẫn còn khá trầm, cần phải nỗ lực hơn.



Những bạn xuất sắc nhận phần thưởng trong tuần này
 -Về kỉ luật:
     + Mới đầu năm học nhưng cũng đã xảy ra tình trạng vắng học không phép ở tiết học thể dục.
    +Lớp tuần này nghiêm túc chấp hành quy định kỉ luật của các tổ trưởng cũng như ban cán sự lớp, nhưng vẫn có các bạn hay nói chuyện, nói leo, ra khỏi chỗ ngồi trong giờ chuyển tiết mà chưa có sự đồng ý của tổ trưởng hoặc ban cán sự lớp, đồng thời các bạn vẫn hay ngủ gật, chưa tập trung đến bài giảng của thầy cô và cũng ảnh hưởng đến lớp. Các bạn cần khắc phục vào tuần sau!
      -  Kế hoạch tuần tới:

      +Các tổ trưởng phối hợp cùng ban cán sự lớp khắc phục những tiêu cực nêu trên.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

BÀI VIẾT CỦA BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT VỀ NGÀY KHAI GIẢNG CỦA THCS LÝ TỰ TRỌNG,

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tấn Sĩ đánh trống khai trường

Chào đón học sinh lớp Sáu

Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo



Thi vẽ tranh giấy, tranh tường mừng khai giảng

Thư Chủ tịch nước gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2015 - 2016

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2015-2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc mừng ngành Giáo dục. Trong thư, Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của ngành giáo dục trong năm học vừa qua.

Sau đây là toàn văn Thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2015-2016.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến!
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2015-2016, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm học 2014-2015, được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, ngành giáo dục đã tích cực tìm tòi, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo từ mầm non đến đại học.
thu-03092015-1441242283806

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2015-2016.
Với sự nỗ lực phấn đấu, làm việc tận tụy, hết lòng vì học sinh của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, sự hăng say học tập của các em học sinh, sinh viên, chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo được giữ vững và nâng lên; các đội tuyển tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đạt thành tích xuất sắc...
Tôi ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của ngành giáo dục trong năm học vừa qua.
Năm học mới 2015-2016, ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" và thực hiện có kết quả các nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cần nghiên cứu kỹ, chuẩn bị chu đáo, chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý của nhân dân, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh để các biện pháp đề ra thực hiện đạt kết quả cao, tạo được sự đồng thuận xã hội.
Tích cực chuẩn bị để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình và xã hội tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.
Các thầy giáo, cô giáo thân mến!
Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, các thầy giáo, cô giáo, nhất là các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đã vượt lên mọi khó khăn, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, có những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn cho đất nước. Tôi mong các thầy giáo, cô giáo tiếp tục cố gắng, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp “Trồng người” cao cả, hết sức vẻ vang.
Các em học sinh, sinh viên yêu quý!
Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Tôi mong các em tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt và rèn luyện tốt để mai này lập thân, lập nghiệp, trưởng thành, góp phần đưa đất nước ta sánh vai với bè bạn năm châu.
Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt nhiều kết quả xuất sắc trong năm học mới 2015-2016.
Thân ái,

Trương Tấn Sang

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Khai giảng năm học mới 2015 - 2016

Cảm xúc ngày khai trường
Mỗi khi thu v, lòng tôi lại nôn nao, bối rối trong sự háo hức được vui đến trường. Tôi nghĩ rằng các bạn xung quanh tôi cũng vậy, cũng đều có một sự hối hả, nôn nao trông đến ngày khai giảng để được gặp bạn, gặp bè, gặp thầy cô yêu quý và cái bàn, cái ghế và lớp học thân yêu nữa.
Và bây giờ chính nó cái sự bồi hồi thấp thỏm trông nom ấy đã đến. Hôm nay là ngày 5/9 - ngày mà tôi và lũ bạn từng mong trong suốt 2 tháng hè vừa qua. Buổi sáng mai, những hạt sương bé nhỏ còn đọng lại trên những chiếc lá, ở đâu đó trong khu vườn có những chú chim bé non hót véo von trên cành cây như chào đón chúng tôi một cách nồng nhiệt và hăng say. Chắc hôm nay là ngày đặc biệt nên chim chóc cũng vui mừng với lứa học trò chúng tôi.
Đúng 6 giờ 30 sáng, tất cả mọi người đã tập trung đông đủ tại mái trường thân thương. Khác với hàng ngày, hôm nay ngôi trường được trang trí thật đẹp hơn, trang trọng hơn với những chùm bóng đầy màu sắc và cờ hoa. Dường như mọi người cũng đang rất hồi hộp, háo hức xen lẫn lòng tự hào được học dưới mái  trường mang tên “ Anh hùng Lý Tự Trọng” với bề dày thành tích học tập cũng như các phong trào. Quanh tôi, ai nấy đều khoác trên mình bộ quần áo đồng phục mới, đẹp ơi là đẹp! Khuôn mặt ai nấy đều hân hoan bỡ ngỡ hồi hộp để đón chào năm học mới với bao ước vọng và đầy mong chờ.


Bắt đầu cho buổi lễ cô tổng phụ trách đã tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu,… khi cô vừa dứt lời tiếng trống vang dội lên. Bây giờ là đến lúc chúng tôi chào mừng em học sinh khối 6 v học tại trường. Dẵn đầu là là lớp 6/1, sau đó lần lượt các lớp hành quân để tiến vào lễ đài. Tôi dường như có một sự hồi tưởng v kí ức, tôi nhớ rằng cách đây 2 năm tôi cũng là một đứa bé lớp 6 mới vào trường - hồn nhiên, vui tươi xen lẫn bỡ ngỡ, lo lắng và hồi hộp. Giờ đây các em này cũng vậy, em nào em nấy đều xinh tươi, trang phục gọn gàng và tươm tất. Kết hợp với khăn quàng đỏ thắm trên vai, khiến các em nổi bật hơn, trông đẹp và  đáng yêu làm sao!
Đến phần chào cờ, khi tiến hành lễ chào cờ, tất cả mọi người như im lặng để tham gia vào buổi lễ long trọng nhất, sau đó đồng loạt các bạn học sinh cùng hát vang bài Quốc ca làm hừng hực khí thế năm học mới.
Tiếp đó là một số chương trình đầy ý nghĩa như đọc thư của chủ tịch nước, các tiết mục văn nghệ với không khí vui nhộn. Và đặc biệt hơn đó là qua sự xuất hiện tiết mục thuyết trình về chủ  đề “Tìm hiểu lịch sử, chủ quyền biển đảo”, tôi càng thấy tự hào dân tộc và yêu quê hương đất nước mình hơn.
Giây phút thầy hiệu trưởng đánh trống khai trường đánh dấu bắt đầu một năm học mới, với năm học có bao nhiêu là ước vọng đang chờ đón. Lòng tôi như nghẹn lại giữa giây phút này nim vui ko thể tả hết được, cũng như không có ngôn từ nào để nói lên cảm xúc của tôi lúc đó.
Nhìn lên trời cao là những chùm bong bóng bay rực rỡ trên bầu trời, như đang nhắc nhở chúng tôi phải có những ước mơ và hoài bão, phải nỗ lực không ngừng  phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi.
 

Blogger news

Blogroll

About